Đồng chí Đồng Sỹ Nguyên tên khai sinh: Nguyễn Hữu Vũ
Bí danh: Nguyễn Văn Đồng – Sinh ngày: 01/3/1923
I. Tiểu sử và quá trình hoạt động cách mạng của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên
– Từ năm 1938 đến năm 1940: Tham gia hoạt động cách mạng.
– 12/1939 Kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương.
– Năm 1940 Giữ chức vụ Bí thư Chi bộ xã Quảng Trung.
– Năm 1941 Phủ ủy viên lâm thời huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình.
– Năm 1942 đến 02/1945: Uỷ viên Ban cán sự tỉnh Quảng Bình.
– Tháng 3/1945 Tham gia thành lập Ban cán sự tỉnh Quảng Bình.
– Tháng 8/1945 Thường vụ Tỉnh ủy và làm chủ nhiệm Việt Minh tỉnh Quảng Bình.
– Từ năm 1946 đến năm 1948 Đồng chí làm Bí thư Huyện ủy kiêm chính trị viên Huyện đội trưởng huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình.
– Tháng 5/1948 Đồng chí làm Tỉnh ủy viên kiêm Tỉnh đội trưởng tỉnh Quảng Bình.
– Từ năm 1951 đến 01/1954 Cục phó Cục tổ chức, Phái viên Tổng Tư lệnh trong các chiến dịch Điện Biên Phủ, Hoàng Hoa Thám, tham gia Bộ Chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận Trung Lào.
– Tháng 4/1956 đến năm 1960 Cục phó Cục Điều động dân quân; Cục Trưởng Cục Động viên dân quân; Bí thư Ban chấp hành Đảng bộ cơ quan Bộ Tổng Tham mưu; – Năm 1958 Đồng chí được phong quân hàm Đại tá.
– Năm 1964 Bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Bộ Tổng Tham mưu, Tổng Tham mưu phó.
– Năm 1965 Chính ủy Quân khu 4; Bí thư Khu ủy; Chính ủy kiêm Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam ở Mặt trận Trung Lào
– Năm 1966 Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần phụ trách Tổng cục Tiền phương.
– Từ năm 1967 đến tháng 5/1976 Đồng chí đảm nhiệm các chức vụ: Tư lệnh Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Đoàn 559; Bí thư Ban cán sự cố vấn Đảng, quân, dân , chính, kiêm Tư lệnh Bộ đội tình nguyện ở Trung Hạ Lào.
– Năm 1974 Đồng chí được phong quân hàm vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng
– Tháng 6/1976 Giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục xây dựng kinh tế, Bí thư Đảng ủy Tổng cục.
– Tháng 12/1976 Đồng chí được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; giữ chức Thứ trưởng Thường trực Bộ Xây dựng.
– Từ năm 1977 đến tháng 02/1982 Giữ chức Bộ trưởng, Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng.
– Tháng 03/1982 Được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị; Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
– Năm 1991 Thôi giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, tham gia chỉ đạo xây dựng dường Hồ Chí Minh.
Đồng chí là Uỷ viên Trung ương Đảng các khóa IV; V; VI; Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị khóa V; Uỷ viên Bộ Chính trị VI; Đại biểu Quốc hội khóa I,VI,VII,VIII.
Đồng chí Đồng Sỹ Nguyên được Đảng, Nhà nước tặng huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương, huy chương phần thưởng cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.
II. NHỮNG CỐNG HIẾN VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỒNG CHÍ ĐỒNG SỸ NGUYÊN ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG VÀ DÂN TỘC TA.
1. Vị tướng tài ba gắn liền với đường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh huyền thoại và những chiến công hiển hách
- Chủ huy, chỉ đạo tổ chức xây dựng con đường Trường Sơn thành con đường Hồ Chí Minh huyền thoại.
– Xây dựng tuyến đường Trường Sơn thành tuyến đường giao thông vận tải lớn với rất nhiều hướng và có chiều dài 17.000 km, đường sông dài 600 km, đường giao liên hành quân bộ và tải thương dài 1200 km.
– Xây dựng một hệ thống đường ống xăng dầu hoàn chỉnh với chiều dài 1400 km cung ứng xăng dầu cho tất cả các lực lượng vận tải của Bộ đội Trường Sơn, 2 nước bạn Lào và Campuchia, lực lượng hành quân của Bộ trên đường Trường Sơn.
– Xây dựng mạng thông tin đường dây tải ba dài 1350 km, thông tin vô tuyến sóng ngắn và hệ thống dây thông tin dây bọc đến tất cả các đơn vị trên toàn tuyến.
- Chỉ huy, chỉ đạo tổ chức chiến đấu , bảo vệ khai thác đường Trường Sơn, chi viện sức người, sức của cho các chiến trường và giúp đỡ cách mạng Lào.
– Thực hiện thành công công cuộc chi viện cho chiến trường miền Nam, làm thất bại mọi âm mưu chiến lược của kẻ thù.
– Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho các hướng chiến trường trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước của 3 nước Đông Dương.
– Góp phần vào thành tích và chiến công của Bộ đội Trường Sơn: Vận chuyển gần 2 tấn vũ khí, chở cơ giới 40 vạn quân và tổ chức hành quân cho 25 đoàn binh khí kỹ thuật vào chiến trường, tổ chức cho hơn 2 triệu lượt người ra vào chiến trường an toàn, đưa hàng ngàn thiếu nhi vượt Trường Sơn ra Bắc học tập …
– Giúp đỡ cách mạng Lào xây dựng củng cố vùng giải phóng dọc theo tuyến hành lang vừa mang ý nghĩa liên minh chiến đấu giữa hai dân tộc vừa giữ vững và phát triển tuyến chi viện chiến lượcs
2. Đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên luôn trọng nghĩa tình với đồng đội.
– Đề xuất, đưa ra chủ trương tổ chức lực lượng cất bốc hài cốt liệt sĩ hy sinh ở Tây Trường Sơn để đưa về nước.
– Chỉ thị cho các cơ quan chuyên môn thiết kế và xây dựng Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn.
– Dù trong thời gian tập trung cho chiến dịch Tây Nguyên, đồng chí vẫn xuyên rừng, lội bộ cùng đoàn trinh sát công binh trực tiếp tìm địa điểm đặt Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn tại Đồi Bến Tắt.
3. Đồng chí Đồng Sỹ Nguyên những năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng
– Đưa quân tham gia làm kinh tế tạo ra của cải cho xã hội, vừa trực tiếp bảo vệ những địa bàn chiến lược quan trọng của đất nước.
– Khi được giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Xây dựng ông tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ vào công việc và thường xuyên vào Nam ra Bắc để trực tiếp nắm bắt, chỉ đạo các công trình trọng điểm của quốc gia. Khi được điều động sang làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ông tiếp tục thể hiện tài năng trong quản lý điều hành tháo gỡ những khó khăn của ngành.