Xác định phương hướng bằng mặt trăng

354
0

Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời. Khoảng cách trung bình tính từ tâm Trái Đất đến Mặt Trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính Trái Đất. Đường kính Mặt Trăng là 3.474 km, tức hơn một phần tư đường kính Trái Đất. Khối lượng Mặt Trăng khoảng bằng 2% khối lượng Trái Đất và lực hấp dẫn tại bề mặt Mặt Trăng bằng 17% lực hấp dẫn trên bề mặt Trái Đất. Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày, và các biến đổi định kỳ trong hình học của hệ Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời là nguyên nhân gây ra các pha Mặt Trăng, lặp lại sau mỗi chu kỳ giao hội 29,53 ngày.

Mặt Trăng nằm trên quỹ đạo quay đồng bộ, có nghĩa là nó hầu như giữ nguyên một mặt hướng về Trái Đất ở tất cả mọi thời điểm. Nhờ các pha đều đặn của Mặt Trăng khiến nó trở thành một đồng hồ tự nhiên rất thuận tiện, và chu kỳ tròn dần và khuyết dần của mặt trăng đã trở thành cơ sở để xác định phương hướng một cách tương đối chính xác.

Căn cứ vào âm lịch (thực ra tên chính xác phải là âm dương lịch chứ không phải âm lịch thuần túy như lịch Hồi giáo), một loại lịch được xây dựng trên nền tảng các chu kỳ của tuần trăng, người ta chia các chu kỳ của tuần trăng ra thành (Trăng luôn luôn mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây):

  1. Trăng thượng tuần:
    Có màu vàng hiện từ ngày 1 – 14 âm lịch. Mặt trăng có hình lưỡi liềm, hai đầu nhọn quay về hướng Đông, gọi là trăng non. Vào khoảng 18 giờ thì trăng ở hướng Nam và khoảng 24 giờ thì trăng ở hướng Tây.
  2. Trăng rằm:
    Trăng tròn và sáng vào ngày 15, tròn nhất vào ngày 16. Vào khoảng 18 giờ trăng ở hướng Đông và khoảng 24 giờ thì trăng ở hướng Nam.
  3. Trăng hạ tuần:
    Trăng có hình bán nguyệt khuyết, 2 đầu nhọn và quay về hướng Tây. Trăng lên thật muộn, khoảng 24 giờ trăng mới xuất hiện ở hướng Đông và 6 giờ ở hướng Tây.

Vị trí của mặt trăng trên bầu trời thay đổi theo tuần trăng ( chu kỳ mặt trăng quay quanh trái đất). Dân gian ta có câu:

Đầu trăng, trăng khuyết đằng Đông.
Cuối trăng, trăng khuyết đằng Tây.

Hoặc đơn giản, ta có thể nhớ câu là:
Đầu tháng Tây trắng.
Cuối tháng Tây đen.

Nếu nhìn lên bầu trời đêm mà thấy trăng có hình lưỡi liềm thì cần xem hiện là đầu tháng âm lịch hay cuối tháng âm lịch. Nếu là đầu tháng âm lịch thì phần sáng của trăng sẽ chỉ hướng Tây. Nếu là cuối tháng âm lịch thì sáng của trăng sẽ chỉ hướng Đông.

Lưu ý : Nếu trong trường hợp chúng ta không biết rõ là đầu tháng hay cuối tháng âm lịch, ta sẽ xem xét kỹ lưỡng hướng của dây cung (đường nối hai đỉnh nhọn của trăng ) và kéo dài dây cung này thẳng tới đường chân trời gần nhất đó là hướng Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *